Góp ý về Ý tưởng

Chào anh, tôi rất vui khi nhận được mail hồi âm của anh. Tôi đã đọc kỹ về những dòng hồi âm của anh. Vấn đề trở ngại anh nêu ra có 4 vấn đề:

- Thứ nhất là lý do tôn giáo: theo tôi nghĩ vấn đề này không gây trở ngại cho lắm (vì tất cả các tôn giáo không nặng nhiều về nơi an nghỉ).
- Thứ 2 là về tư tưởng: Tôi nghĩ ban đầu có thể không được suôn sẻ nhưng sau sẽ tốt hơn.
- Thứ 3 là về tập quán: vấn đề này chiếm ít vì tập quán giờ xã hội thông thoáng có thể không nặng về vấn đề này.
-Thứ 4 là anh nêu ra cần có sự phối hợp các ngành, các lĩnh vực và tài chính: Đây thự sự là vấn đề nan giải.

Thực ra vấn đề anh nêu ra hoàn toàn phù hợp với phương tây và dự án có thể hy vọng cực lớn về tính khả thi. Nhưng vấn đề này, trong hoàn cảnh Việt Nam hôm nay tôi nghĩ có thể chỉ thực hiện khi có sự chuyển biến xã hội cực lớn.
Mức sinh hoạt của người dân bằng 80% của người dân châu âu hiện nay. Tuy nhiên, nếu có sự chung sức ủng hộ của xã hội và mọi người, dự án của anh có thể được thử nghiệm ở 1 địa phương nào đó.

Nhưng có 1 tia hy vọng nữa là Hà nội đã mở rộng, quỹ đất tăng có thể dành riêng vị trí VIPcho tầng lớp VIP. Còn người dân tôi nghĩ rất ít người có đủ khả năng mua cho mình 1m2 mảnh đất trong "khu rừng thiêng" để làm nơi yên nghỉ.

Tôi nghĩ vấn đề này thực hiện được quả là tuyệt vời.
Nhưng dù sao cũng chúc anh có nhiều ý kiếm và hỗ trợ anh.

Ý kiến riêng tôi, tôi sẽ đóng góp ý kiến và truyền đạt ý kiến của anh đến bạn bè tôi mong có sự đồng tình với anh nhiều nhất.

Trân trọng

4 nhận xét:

Nặc danh nói...

Chào Anh VĐ,

Chân thành cảm ơn ý kiến của Anh.

Dĩ nhiên cái được của " Khu rừng thiêng " mang lại rất lớn thì khó khăn và trở ngại cũng không thể ít được .
Từ tư tưởng, tín ngưởng tôn giáo đến sự hình thành và hoạt động .

Cần sự góp sức và chung tay của mọi người trong các lĩnh vực : nghiên cứu về : cây trồng, đất, tập quán ,tín ngưỡng tôn giáo, tài chính , quản lý , công nghệ thông tin …để đi đến một " Khu rừng thiêng ".

Về vấn đề anh đưa ra : "…Cụ thể với ý tưởng của bạn trồng cây xanh cạnh mỗi ngôi mộ, thoat đầu đọc cũng có lý nhưng nếu suy tính kĩ thì than ôi, quỹ đất bây giờ còn đâu. Tôi lấy ví dụ ở nông thông trước đây quỹ đất nhiều cũng có thể thực hiện được nhưng trong thời đại hiện nay quỹ đấy bán hết rồi còn đâu, đến nuôi trâu bò cũng hiếm chỗ gặm cỏ. Như bài hát 'à í a" mà ca sĩ Trọng tấn hát bạn sẽ thấy rất đúng với thực tế về tình hình đất cát hiện nay. Tôi có về 1 số vùng quê, tôi thấy trước đây nghĩa trang thường nói tiêu điều xơ xác, nhưng giờ đây một số nơi người ta lấn chiếm xây nhà tới tận nơi an nghỉ cuối cùng. Còn nói tới thủ đô, các thành phố thì sao? đất xây nhà ở còn hiếm người chết phải mua chỗ chôn huống chi là có đất trồng cây cạnh mộ. Họa chăng ý tưởng của bạn thực hiện được chỉ ở những vùng thật sâu, xa mà thậm chí cũng khó vì tôi nghe giờ đây đến rừng U Minh còn bị thu hẹp huống chi...."

Ý tưởng này khi thực thi sẽ không còn những ngôi mộ.
Không còn mộ và bia đá, nói đơn giản là : diện tích 1 ngôi mộ hiện thời trung bình khoảng 2m* 3m , chúng ta sẽ thay thế và tận dụng chính quỹ đất đó , nghiên cứu cây trồng nào phù hợp thổ nhưỡng và mật độ dành cho cây đó là 6 – 8 m2 ( đã dụ trù cho cây lớn về sau – tàng cây phát triển ). Sẽ có 1 bia – hình thức giống bia mộ và bảng giới thiệu cây trồng.

Anh có thể cho ý kiến về vấn đề đó .

Đôi lời cùng Anh , nếu có thể mong anh chung sức để "Khu rừng thiêng " được sớm hình thành

Nặc danh nói...

Chào Anh VĐ,

Chân thành cảm ơn ý kiến của Anh.

Dĩ nhiên cái được của " Khu rừng thiêng " mang lại rất lớn thì khó khăn và trở ngại cũng không thể ít được .
Từ tư tưởng, tín ngưởng tôn giáo đến sự hình thành và hoạt động .

Cần sự góp sức và chung tay của mọi người trong các lĩnh vực : nghiên cứu về : cây trồng, đất, tập quán ,tín ngưỡng tôn giáo, tài chính , quản lý , công nghệ thông tin …để đi đến một " Khu rừng thiêng ".

Về vấn đề anh đưa ra : "…Cụ thể với ý tưởng của bạn trồng cây xanh cạnh mỗi ngôi mộ, thoat đầu đọc cũng có lý nhưng nếu suy tính kĩ thì than ôi, quỹ đất bây giờ còn đâu. Tôi lấy ví dụ ở nông thông trước đây quỹ đất nhiều cũng có thể thực hiện được nhưng trong thời đại hiện nay quỹ đấy bán hết rồi còn đâu, đến nuôi trâu bò cũng hiếm chỗ gặm cỏ. Như bài hát 'à í a" mà ca sĩ Trọng tấn hát bạn sẽ thấy rất đúng với thực tế về tình hình đất cát hiện nay. Tôi có về 1 số vùng quê, tôi thấy trước đây nghĩa trang thường nói tiêu điều xơ xác, nhưng giờ đây một số nơi người ta lấn chiếm xây nhà tới tận nơi an nghỉ cuối cùng. Còn nói tới thủ đô, các thành phố thì sao? đất xây nhà ở còn hiếm người chết phải mua chỗ chôn huống chi là có đất trồng cây cạnh mộ. Họa chăng ý tưởng của bạn thực hiện được chỉ ở những vùng thật sâu, xa mà thậm chí cũng khó vì tôi nghe giờ đây đến rừng U Minh còn bị thu hẹp huống chi...."

Ý tưởng này khi thực thi sẽ không còn những ngôi mộ.
Không còn mộ và bia đá, nói đơn giản là : diện tích 1 ngôi mộ hiện thời trung bình khoảng 2m* 3m , chúng ta sẽ thay thế và tận dụng chính quỹ đất đó , nghiên cứu cây trồng nào phù hợp thổ nhưỡng và mật độ dành cho cây đó là 6 – 8 m2 ( đã dụ trù cho cây lớn về sau – tàng cây phát triển ). Sẽ có 1 bia – hình thức giống bia mộ và bảng giới thiệu cây trồng.

Anh có thể cho ý kiến về vấn đề đó .

Đôi lời cùng Anh , nếu có thể mong anh chung sức để "Khu rừng thiêng " được sớm hình thành

Nặc danh nói...

Tôi xin ủng hộ ý tưởng của bạn . Nhưng thật khó để làm cho ngươì khác hiểu được việc làm này và chấp nhận làm theo. Theo cá nhân tôi thì việc làm này cần hợp tác với chính phủ hoặc một tổ chức nào đó có khả năng thành lập và quản lí khu rừng của chúng ta.Tôi có ý kiến thế này: chúng cần có một qủy đất sẳn có (có thể là đồi trọc) sau đó sẽ cho mọi người chôn cất người thân miễn phí, bù lại họ phải trồng vào khu dất quy định sẵn 1 cây ( cũng quy định sẵn ),về lâu về dài thì sẽ gây được sự chú ý của những ngươì khác và cùng hợp tác phát triển khu rừng. Tôi ủng hộ bạn hai tay, nếu có gì liên hệ với tôi YM phamhoaian18 .

Nặc danh nói...

welcom to my blog:
www.my.opera.com/shareit

vatcpr

Trước đó tôi đã post cm của mình ủng hộ ý tưởng của chủ nhân blog này. Tôi có đọc qua tất cả các cm khác, và điểm lại hầu hết những người cm ở đây đều đồng quan điểm và phần lớn ủng hộ ý tưởng mà theo tôi ý tưởng này rất tuyệt vời, tôi thấy cái lợi nhiều, hại ít có hăng đó là những vấn đề trở ngại như, mọi người phân tích đó là những vấn đề về tâm linh, tín ngưỡng cũng như sự nhận thức của khu vực.

Có lẽ chúng ta ghóp lời ý kiến ủng hộ ở đây, chúng ta là tập hợp lại để tìm tiếng nói chung cho một ý tưởng khá mới mẻ trên tinh thần xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Có thể đây là việc lên làm cho dù hiện tại hay một tương lai gần khó có thể thực hiện. Nhưng nếu như chúng ta không bắt đầu ý tưởng thì đâu để ý nghĩ xây dựng phát triển tiếp được mà có hi vọng khi nào đó có hành động được thực hiện phải không?

Tôi nhấn mạnh và nêu rõ quan điểm ủng hộ những ý tưởng giống như thế này: Trên mỗi nấm mộ chúng ta hãy trồng 1 cây xanh, hãy trồng loại cây lưu liên để khi cây đó phát triển lên tỏa bóng xanh che phủ mặt đất trơ chọi này, để hành tinh của chúng ta xanh hơn, mát hơn đẩy lùi cái tăm tối nóng bức. Để con cháu chúng ta đời đời được che chở dưới bóng mát. Hành tinh của chúng ta dân số càng ngày càng tăng, có người sinh ra sẽ có người mất đi. Cát bụi sẽ trở về với cát bụi. Chúng ta làm thế cũng là để dành chỗ dành tương lai màu xanh cho con em chúng ta. Tổ tiên ông bà chúng ta ở nơi suối vàng lúc nào cũng mong muốn cho con cháu họ đời đời phát triển và được hưởng phúc ấm bóng mát của tổ tiên. Ông bà chúng ta khi ra đi cũng không muốn bị coi thế hệ dương thế hay bản thân họ trước khi còn ở trên đất mẹ mà nghĩ rằng:"Người chết lấn đất của người sống".

Thế giới loài người đã và đang bước sang kỷ nguyên của những chinh phục những tầm cao mới. Và chúng ta cũng đang cố gắng vượt qua giới hạn hiểu biết những nền văn minh khác bên ngoài vũ trụ nhưng vẫn trên tinh thần bảo tồn bảo tàng và lưu giữ những giá trị văn minh của chúng trên hành tinh duy nhất - ở đó con người tin sự sống là vĩnh hằng, bất diệt. Tôi là người Việt Nam, tự hào về truyền thống dân tộc, bản sắc Á Đông, tôi cũng có ông bà tổ tiên như các bạn - Người đang sống và những người đã khuất. Nhưng tôi có suy nghĩ về hai chữ: Tồn Tại - mà ở đây tôi hay các bạn đều hiểu rằng chúng ta đang nói về: Người sống và tổ tiên đã khuất. Tôi không phải là những người tin tưởng lắm vào thuyết luân hồi, tôi không tin rằng sau này tôi chết, thể xác tôi khi về với đất mẹ, với thời gian vô tận và nghiệt ngã, và không chắc rằng thể xác của mình còn mãi với thời gian thì tôi hay thể xác hay cái gọi là linh hồn của tôi sẽ được đến một thế giới siêu phàm hay một thiên đàng nào để không còn phải chết đi hay để thắng được thời gian. Cái điều tôi tin và niềm tin đó nếu được chứng thực trong một tương lai nào đó ngay cả khi tôi chết đi – Đó là Con người chúng ta khi chết đi rồi sẽ trở về với cát bụi - cát bụi con tạo xoay vần, vật chất biến đổi để cho sự sống biến đổi, cái chết không phải là dấu chấm hết cho tất cả mà là cái chết bắt đầu cho một sự sống mới. Vậy chúng ta giữ gì còn gì sau khi chúng ta chết – Đó là linh hồn chăng, tôi không nghĩ đó là linh hồn, mà đó là Niềm tin về một giá trị vị nhân sinh còn mãi.
Chúng ta liệu có thể giữ mãi được hình hài vật chất của tổ tiên chúng ta trước sự nghiệt ngã của thời gian không, trong khi niềm tin về giá trị thật chúng ta không bao giờ quên mà đang cố sức gìn giữ xây dựng – trồng nên những KHU RỪNG THIÊNG từ những nấm mồ. Làm cho hành tinh chúng ta giữ mãi màu xanh. Để cho “Cây Đời Mãi Xanh Tươi” như tổ tiên chúng ta hằng mong đợi.

(thêm) ….Các vua chúa hay những vị Pharaông người đã xây lên những lăng tẩm đền đài, lăng tẩm, kim tự tháp để làm “nơi an nghỉ an toàn” cuối cùng để giữ lại điều gì có phải là để giữ cho thân xác không bị mục giữa, không bị đào bới, khai quật, nghiên cứu triển lãm trong các viện bảo tàng … Nếu không khai quật và đưa họ lên khỏi nơi tăm tối thì bao giờ chúng ta biết được những khối thể xác chìm sâu đó sẽ bị thời gian xóa đi mãi mãi. Làm sao biết được giá trị tinh thần đó. Nhận định đó chung qui lại chỉ để khẳng định niềm tin của tôi rằng: “Không có một thứ vật chất nào có thể thắng lại được quy luật của thời gian. Chỉ có Niềm tin về một giá trị Vị nhân sinh Còn Mãi với thời gian”