Thêm một ngôi nhà blog của socrung

socrung đã tạo một nơi để mọi người góp ý về Ý tưởng “ Khu rừng thiêng “ :
tham khảo blog :
http://vn.myblog.yahoo.com/noichonyenbinh-socrung
http://my.opera.com/socrung

Mời mọi người ghé thăm và góp ý .

Góp ý mới cho Ý tưởng

doanh vu to me

Tôi đã đọc bài của bác trên trang khoahoc.com.vn.
Ý kiến của bác nói chung là hay nhung không khả thi với hai lý do sau:
- Xã hội còn nặng về mặt tín ngưỡng, không dễ gì người ta chấp nhận trồng cây lên nơi ông bà mình an nghỉ, trong khi đó không một dấu tích người thân được lưu lại. Đến nagỳ giỗ không biêt nơi đâu mà cúng.
- Tôi không phải là ngừoi mê tín nhưng tôi tin vào thế giới tâm linh, một người khi qua đời không bao giờ muốn thân xác mình bị cây mọc lên và người đời thì quên lãng. Nếu làm theo ý của bác thì chắc chắn trần gian này sẽ bị cõi âm laìm cho thất điên bát đảo

Nói tóm lại, đề án của bác chí có thể dừng lại ở dạng học thuyết báo vệ môi trường thôi. Chúc bác vui và mong nhận đượcphản biện của bác.


.....Chào Anh Doanh Vu,

Cảm ơn Anh đã cho ý kiến riêng và suy nghĩ về vấn đề nầy.
Phản biện chắc là không, chỉ đưa ra vài quan điểm để Anh tham khảo vậy .

Đúng là xã hội còn nặng về mặt tín ngưỡng, tập quán.
Nhưng mục đích của việc an táng – địa táng là gì ? Một nơi chôn xác, nơi để làm giổ, thân xác trở về với đất cát, hay gì khác .Thân xác có bị phận hủy bởi côn trùng, giòi bọ.Những gì còn sót lại là gì , xương cốt , chất dịch ..
Những chất dịch thẩm thấu qua đất có phá vỡ mạch nước ngầm, có mang lại dịch bệnh cho dân cư ..
Sự gián tiếp gây họa từ người chết cho người sống ? Có yên nghỉ không ? -

Chổ dựa tâm linh trong mỗi người ai cũng có nhưng được hiểu và thể hiện theo nhiều khía cạnh khác nhau. -

Ngày xưa bao truyện cổ tích
Sự tích trầu cau
Cây sầu riêng
Cây vú sữa...
Những giá trị nhân bản của con người khi ra đi?

Giữa vần đề giòi, bọ, côn trùng phân hủy và cây xanh phân hủy thì có khác biệt ?
Chúng ta là con cháu dân tộc thuần nông, nhưng cốt tủy là bộ săn bắn.
Người Mông cổ khi chết đi đem thân xác cho sói ăn thịt và coi đó là sự lên trời, người Tây tạng khi chết đem xẻ thịt và cho chim ăn .
Chúng ta coi đó là không nhân tính và tàn nhẫn ?

Dân tộc săn bắn sống nhờ săn bắt chết trả về cho muôn thú, tộc nông canh sống nhờ trồng trọt chăn nuôi có nên chết trả về cho cây xanh ?

Giữa giòi, bọ, côn trùng phân hủy và chim , sói có gì khác nhau ? Có mang lại hậu quả gì không ?Hay là do tôi không nhìn thấy nên coi như là không biết !

Liệu có tính nhân bản hay không khi : mổi cây được trồng như chính người thân đã mất ( cây hút dưỡng chất từ thân xác người mất.), nấm mồ là vật không sinh, vật chết, cây là vật sống ,sinh trưởng từng ngày ?

Cây – rừng như những lá phổi của vạn vật .

Liệu có là nhân bản . Những gì hình thành và đang hiện hữu nó đã có gốc rể và ăn sâu vào chính tiềm thức mỗi con người, để thay đổi 1 cách nghĩ không thể ai cũng nhận ra và chấp nhận trong sớm chiều .

Chỉ mong rằng mõi người hãy dành 2 phút để suy nghĩ chúng ta đã làm gì tại sao có lũ lụt, bệnh tật, thiên tai nhiều .

Đôi lời cùng Anh.

Mong sự chia sẽ từ Anh

Góp ý về Ý tưởng

Chào anh, tôi rất vui khi nhận được mail hồi âm của anh. Tôi đã đọc kỹ về những dòng hồi âm của anh. Vấn đề trở ngại anh nêu ra có 4 vấn đề:

- Thứ nhất là lý do tôn giáo: theo tôi nghĩ vấn đề này không gây trở ngại cho lắm (vì tất cả các tôn giáo không nặng nhiều về nơi an nghỉ).
- Thứ 2 là về tư tưởng: Tôi nghĩ ban đầu có thể không được suôn sẻ nhưng sau sẽ tốt hơn.
- Thứ 3 là về tập quán: vấn đề này chiếm ít vì tập quán giờ xã hội thông thoáng có thể không nặng về vấn đề này.
-Thứ 4 là anh nêu ra cần có sự phối hợp các ngành, các lĩnh vực và tài chính: Đây thự sự là vấn đề nan giải.

Thực ra vấn đề anh nêu ra hoàn toàn phù hợp với phương tây và dự án có thể hy vọng cực lớn về tính khả thi. Nhưng vấn đề này, trong hoàn cảnh Việt Nam hôm nay tôi nghĩ có thể chỉ thực hiện khi có sự chuyển biến xã hội cực lớn.
Mức sinh hoạt của người dân bằng 80% của người dân châu âu hiện nay. Tuy nhiên, nếu có sự chung sức ủng hộ của xã hội và mọi người, dự án của anh có thể được thử nghiệm ở 1 địa phương nào đó.

Nhưng có 1 tia hy vọng nữa là Hà nội đã mở rộng, quỹ đất tăng có thể dành riêng vị trí VIPcho tầng lớp VIP. Còn người dân tôi nghĩ rất ít người có đủ khả năng mua cho mình 1m2 mảnh đất trong "khu rừng thiêng" để làm nơi yên nghỉ.

Tôi nghĩ vấn đề này thực hiện được quả là tuyệt vời.
Nhưng dù sao cũng chúc anh có nhiều ý kiếm và hỗ trợ anh.

Ý kiến riêng tôi, tôi sẽ đóng góp ý kiến và truyền đạt ý kiến của anh đến bạn bè tôi mong có sự đồng tình với anh nhiều nhất.

Trân trọng

Một số góp ý từ mọi người về Ý tưởng

Tôi đã đọc bài viết của bạn đưa lên trang khoahoc.com.vn cụ thể là đường link này: http://khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=19&Cat_Sub_ID=0&news_id=20880
tôi thấy ý tưởng hay, cực kỳ mới mẻ giúp ích cho nhân loại rất nhiều nếu nó được thực hiện.

Nhưng theo ý kiến riêng tôi nhiều khi có ý tưởng hay mà đi tới cụ thể công việc rất khó. Cụ thể với ý tưởng của bạn trồng cây xanh cạnh mỗi ngôi mộ, thoat đầu đọc cũng có lý nhưng nếu suy tính kĩ thì than ôi, quỹ đất bây giờ còn đâu.

Tôi lấy ví dụ ở nông thông trước đây quỹ đất nhiều cũng có thể thực hiện được nhưng trong thời đại hiện nay quỹ đấy bán hết rồi còn đâu, đến nuôi trâu bò cũng hiếm chỗ gặm cỏ.

Như bài hát 'à í a" mà ca sĩ Trọng tấn hát bạn sẽ thấy rất đúng với thực tế về tình hình đất cát hiện nay.
Tôi có về 1 số vùng quê, tôi thấy trước đây nghĩa trang thường nói tiêu điều xơ xác, nhưng giờ đây một số nơi người ta lấn chiếm xây nhà tới tận nơi an nghỉ cuối cùng.
Còn nói tới thủ đô, các thành phố thì sao? đất xây nhà ở còn hiếm người chết phải mua chỗ chôn huống chi là có đất trồng cây cạnh mộ.

Họa chăng ý tưởng của bạn thực hiện được chỉ ở những vùng thật sâu, xa mà thậm chí cũng khó vì tôi nghe giờ đây đến rừng U Minh còn bị thu hẹp huống chi....

Tôi xin phép có đôi lời như vậy, nếu bạn không đồng ý thì bỏ qua.
thân

Phác thảo Kế Hoạch Thực Thi

Socrung sẽ mạn phép đưa ra Phác thảo kế hoạch thực thi

A/ Giai đoạn đầu
1/Thời gian : đến cuối năm 2008.

2/Mục tiêu công việc : Thông tin ý tưởng và kêu gọi sự góp ý ,chung tay nghiên cứu ý tưởng .

3/Những đối tượng chúng ta cần thông tin :
- Cơ quan quản lý Nhà nước
- Người hoạt động tôn giáo : Phật ,Thiên chúa, Tinh lành …
- Người hoạt động trong ngành môi trường : cá nhân và tập thể trong và ngoài nước.
- Các cá nhân và cơ quan báo chí ,truyền thông trong và ngoài nước.

4/Kế hoạch thực thi :
a/ Thông tin về ý tưởng :
Thông tin bài viết động đăng tải : trên web, diễn đàn, blog ý tưởng và blog khác .
Những tác hại gây cho môi trường ,cách giải quyết- suy nghĩ mọi người về cái chết , nhóm người Tôn giáo và phi tôn giáo .
Các phương cách ,hình thức an táng tại VN và Thế giới,mục đích của an táng với các quan điểm Tôn giáo và phi tôn giáo.
Thông tin dữ liệu nghiên cứu và triển khai :
Quỹ đất :đã sử dụng và mức độ gia tăng .
Dân số : Hiện tại và mức tăng .
Chiều hướng gia tăng ,thu hẹp khoảng cách Thiên nhiên ,môi trường .
Diện tích cây trồng và hình thức phát triển.
hông tin Thiên nhiên ,môi trường , những nét đẹp nhân bản trong cuộc sống.

b/ Nghiên cứu triển khai :
Phác thảo mô hình "khu rừng thiêng " :
o Cây trồng : chọn giống cây trồng , mật độ
o Phương thức hoạt động : cách an táng ,một số công tác liên quan.
o Công tác quản lý khoa học áp dụng công nghệ thông tin.
o Tài chính
Triển khai thực thi

5/ Theo dõi đánh giá và điều tiết mục tiêu ý tưởng .

B. Giai đoạn thực thi :… khi Giai đoạn đầu đã triển khai, chúng ta sẽ ngồi lại với nhau lên phương án cho giai đoạn thực thi .Vì mọi thứ có hạn nên Phác thảo Kế hoạch có lẽ sơ sài mong mọi người góp ý .

Cùng đối diện và vượt qua !

Với những gì mà ý tưởng “khu rừng thiêng “ mang lại nếu được thực thi rộng rãi thì rất lớn cho cả hiện tại và tương lai , sự khó khăn và trở ngại tử mọi phía rất lớn.

Nhưng có lẽ trở ngại lớn nhất là để cho mọi người chấp nhận ý tưởng này, cả tín ngưỡng tôn giáo và những người làm công tác nghiên cứu khoa học, một thách thức rất lớn !
Socrung sẽ mạn phép đưa ra Phác thảo kế hoạch thực thi

Vì mọi thứ có hạn nên Phác thảo Kế hoạch có lẽ sơ sài mong mọi người góp ý .

Lắng nghe

Bình minh,

Từng hạt nắng lung linh xuyên qua kẽ lá, muôn vàn cầu vòng nhỏ bé.
"Cầu vòng luôn đẹp "
Đâu đó tiếng chim hót đón chào bình minh, gió gọi khẽ lay từng chiếc lá - rì rầm tự sự .
Tôi đi và lang thang với từng bước chân trên lá cỏ, bình minh gọi về.
Phổi căng no tròn vị nồng của cây ,vị dịu của lá rừng, hương của đất..

Nhắm mắt ,

Được bao ngày trở về và sống .Tự thấy lòng buồn mang mác, phải chăng hội ngộ để biệt ly, ra đi là để trở về...
Yêu thương là vậy, an bình là vậy dang đôi tay ôm trọn cả yêu thương sao vẫn hoài thiếu.
Khát khao, mong chờ..

Bình minh là để hoàng hôn
Ra đi là để bồn chồn bước chân.

Ở đâu là chân thiện ?

Chào mọi người,

socrung và mọi người chung tay nào, chúng ta sẽ củng nhau thảo luận củng nhau đưa ra giải pháp và ý kiến, vấn đề này quá lớn đối với sức socrung,mong mọi người chun g tay định hướng và góp ý giải pháp.

Nhân đây socrung cung xin giới thiệu vài đường link về ý kiến cũng như những vấn đề liên quan :

Chuyện người chết đùm bọc người sống : http://vietnamnet.vn/psks/2008/04/776346/

Nghĩa trang - vùng đất giao thoa : http://www.tuanvietnam.net/vn/tulieu...141/index.aspx

Xây dựng nghĩa trang “sạch” :
ttp://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=108839&ChannelID=2

Ôi Nghĩa Trang : http://tim.vietbao.vn/ngh%C4%A9a_trang/

Mong mọi người tham khảo và góp ý socrung

Cần lắm sự chung tay

Xây dựng một hình thành an táng mới, một nơi yên nghỉ mới là những khu rừng – một cây thành cụm ,muôn cây thành rừng .

Nghĩa là : mỗi người chúng ta khi chết thay vì sẽ chôn và làm ngôi mộ sẽ thay thế bằng trồng một cây, không còn những ngôi mộ trắng xóa chỉ còn những rừng cây xanh bạc ngàn, những khu rừng nghĩa trang.

Sẽ không còn những ô nhiễm môi trường do những khu nghĩa trang mang lại mà thay vào đó là những khu rừng xanh bạc ngàn, khí hậu trong lành.
Bao nhiêu đất nghĩa trang dành cho người đã mất sẽ sống và hình thành những nghĩa trang xanh.

Diện tích cây xanh ở mỗi vùng, mỗi khu vực sẽ không bị giảm đi.
Nếu sự hình thành được lan tỏa không chỉ riêng Việt Nam mà thế giới thì sẽ rất tốt đẹp.

Để những điều tốt đẹp ấy được thành hiện thực rất cần sự chung tay của toàn cộng đồng ,xã hội nói riêng và trước tiên nhất có lẽ là những vị thầy, linh mục …những người hoạt động và cống hiến cho tôn giáo, nơi nương tựa tinh thần và tâm linh của mọi người trong xã hội.

Ôi rừng thiêng

Chào mọi người,
Khỏang gần đây, tôi có một thắc mắc ý tưởng không biết rằng sẽ có giúp ích gì hay lại có hại cho mọi người.

Nay tôi xin nêu ra ý tưởng đó và xin mọi người cho tôi lời góp ý cũng như ý kiến của mọi người về ý tưởng đó :

Môi trường càng ngày ô nhiễm, khí hậu thay đổi, một khía cạnh nào đó là do con người gây ra va tác động đến, tất cả đều đã và đang diễn ra từng ngày.Tác hại của việc ô nhiểm môi trường thì rất lớn .

Hiện tại Việt nam có bao nhiêu phần đất dành làm khu nghĩa trang, nơi chôn cất và bao nhiêu diện tích đất sẽ được dùng vào mục đích này ? Con số thống kê là không nhỏ .

Những ô nhiễm môi trường và trực tiếp gay ra những hậu quả đến cộng đồng dân cư sống xung quanh những nghĩa trang cũng rất lớn .Phải chăng đó là cái tội của người sống, người chết dù trực tiếp hay gián tiếp ?

Nếu như chúng ta hình thành 1 hình thức an táng mới, một nơi yên nghỉ mới là những khu rừng – một cây thành cụm ,muôn cây thành rừng .
Nghĩa là : mỗi người chúng ta khi ra đi thay vì sẽ là những ngôi mộ sẽ là một cây, cây được trồng thay cho những ngôi mộ, nấm bia…một cây, ngàn cây và rừng cây là đều có thể.

Chúng ta thay vì đi thắp nhang và viếng mộ sẽ là viếng cây và chăm sóc cho cây – người thân còn sống .

Bao nhiêu diện tích dùng cho việc tưởng nhớ người đã mất theo đạo lý làm người sẽ là những khu rừng thiêng sau 10 năm, 20 năm…

Phải chăng khi ấy sẽ là sự góp phần của những người đã ra đi cho cuộc sống thêm tươi đẹp, trả về khu rừng thiêng cho cộng đồng.

Trên đây chỉ là ý tưởng của riêng tôi và trăn trở bao năm, mong được sự chia sẻ của bạn – người cộng tác trong ngành môi trường về ý tưởng này.
Dĩ nhiên nó chỉ là ý tưởng và nếu được thành hiện thực sẽ cần rất nhiều sự đóng về sự quy hoạch khu rừng thiêng, nghiên cứu về cây trồng phù hợp cho mỗi vùng đất, lập ngân hàng quỹ cây, hình thức trồng cây và một số phương thức khác cho phù hợp với phong tục và tín ngưỡng cộng đồng….

Đôi lời về ý tưởng, rất mong mọi người cho ý kiến và quan điểm riêng.

Trân trọng